Không ai trong chúng ta đảm bảo vấn đề răng miệng an toàn 100%. Một đời người sẽ ít lần bị đau răng hoặc người nhà bị đau răng. Trong việc chăm sóc răng miệng có nhiều cách dân gian hoặc cách nha sĩ khuyên dùng. BG dental sẽ tổng hợp lại phù hợp với từng ngành nghề của bạn và phù hợp thời gian xảy ra việc đau răng. Để áp dụng tức thời giảm đau nhanh nhất có thể cho bất kỳ ai cần.
Chúng ta có thể sử dụng nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý tại các nhà thuốc để súc miệng. Lưu ý, khi súc miệng cần nhẹ nhàng không nên súc miệng quá nhanh hoặc quá mạnh vì lúc này răng đang tổn thương, bất kỳ tác động lực nào lớn sẽ gây tổn thương nhiều hơn. Sử dụng phương pháp này ngay lúc bị nhức răng. Vì thực tế thức răng thừa còn dính lại kẽ răng gây ra đau nhức hoặc đang dùng thức ăn chẳng may cắn phải thức ăn cứng như xương, vỏ...Ngậm nước muối trong 15 phút/lần, ngày 3 lần. Không nên dùng dung dịch súc miệng khác trong lúc đang rất đau vì có thành phần hoá học tác động mạnh gây đau nhức nhiều hơn.
Thời gian áp dụng : bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu.
Sử dụng 1 túi có thể đựng đá không chảy ra ngoài, dùng đá viên có thường xuyên trong tủ lạnh cho vào túi. Sau đó, cho vào răng lau mặt hoặc khăn tắm nhỏ vừa để dùng, quấn lại và chườm lên mặt phần đau nhức trong 15-20 phút/ lần. Vài giờ sau tiếp tục lần tiếp theo.
Thời gian áp dụng : Vào buổi tối, lúc đau nhức cho đến khi đi vào giấc ngủ.
Sử dụng túi đá chườm trực tiếp vào vùng mặt bị đau nhức trong 2 phút. Sau đó dùng chai nước ấm đã chuẩn bị sẵn chườm ấm vào vùng mặt bị đau. Dùng phương pháp này lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thời gian áp dụng : Có thể sử dụng trong lúc làm việc hoặc ở nhà bất cứ khi nào.
Trường hợp đau nhức quá dẫn đến đau đầu không thể làm việc được gì. Bạn nên mua ngay thuốc giảm đau dạng sủi vì sẽ giảm đau nhanh hơn dạng viên nén. Dễ dàng sử dụng khi đi làm hoặc du lịch gần. Ở nhà không nên dùng vì thời gian giảm đau ngắn hạn khoảng 2h sẽ đau nhức trở lại.
Thời gian áp dụng : bất cứ khi nào khi ở ngoài đường
Dùng 2 đến 3 tép tỏi bóc vỏ và giã nhuyễn. Sau đó, trỗn với 1 ít muối tạo thành hổn hợp và đắp lên răng đau. Ngậm trong 5 đến 10 phút tuỳ vào khả năng thích ứng mùi tỏi của mỗi người. Xong súc miệng với nước sạch. Phù hợp với anh chị nào bán thức ăn hoặc nhà gian bếp có đầu đủ nguyên vật liệu đều có thể dể dàng sử dụng. Làm như vậy 2 lần/ ngày sẽ có hiệu quả rõ ràng. Vì trong tỏi có hoạt chất Allicin khử khuẩn mạnh giúp xoa dịu mọi cơn đau.
Thời gian áp dụng : bất kỳ lúc nào có đủ điều kiện muối và tỏi.
Lá lốt là một nguyên liệu khá quen thuộc trong nấu ăn như bò nướng lá lốt...Trong rể lá lốt có chứa các ancaloit với thành phần chủ yếu là benzyl axetat và beta-caryophylen có công dụng kháng viêm, giúp chữa đau răng hiệu quả. Điều trị nhức răng bằng rể lá lốt không những giúp giảm đau mà giúp tiêu diệt vi khuẩn phần lớn trong khoang miệng. Ngoài ra lá lốt còn được sử dụng như thuốc chữa nhiều bệnh lý khác như xương khớp...
Sau khi rửa sạch rễ lá lốt và hong khô rễ. Tiếp tục giã nhuyễn rễ và một ít muối sẽ cho ra 1 it hỗn hợp và chắt lấy nước. Dùng 1 it bông gòn, thật ít vừa đủ thấm hết miếng bông để khi cắn răng đau vào bông dung dịch sẽ rải đều trên răng đau. Ngậm trong 5 phút và súc miệng lại bằng nước sạch. Ngày làm 3 đến 4 lần để có hiệu quả cao nhất.
Thời gian áp dụng : bất kỳ lúc nào có đủ điều kiện muối và rễ lá lốt.
Sau khi rửa sạch cắt lát, cắt nhiều nếu cảm thấy cơn đau có thể kéo dài. Tiếp tục cắt đôi hết các lát dưa chuột và cho vào chén, tô có dung dịch muối loãng trong 10 phút. Sau đó cứ lấy nữa lát cho 1 lần ngậm cho 1 vùng đau. Lúc này sẽ thấy êm và đỡ đau. Sau một khoảng thời gian nhất định cơn đau sẽ trở lại, ta lại tiếp tục thay nữa lát mới. Phù hợp với chị em nào làm Spa có sẵn nguyên liệu để làm đẹp hoặc khu vực gần chợ siêu thị dễ mua dùng.
Thời gian áp dụng : bất kỳ lúc nào khi ở nhà, cơn đau kéo dài có chỗ nghỉ ngơi.
Giã nhuyển lá trầu cùng muối hạt. Sau đó, đổ rượu trắng vào hỗn hợp muối trầu. Tiếp tục giã đến khi các nguyên liệu trộn lẫn vào với nhau. Ngâm hỗn hợp trong vòng 14 phút rồi gạn lấy nước. Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau. Súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Súc miệng thêm 1 lần bằng nước sạch.
Phù hợp với anh chị đang kinh doanh cửa hàng trà, cà phê. Dễ dàng tìm thấy trong gian hàng của mình hoặc tìm mua ở các đối tác bỏ sỉ, lẻ. Lấy lá bạc hà khô ngâm vào nước đã được đun sôi khoảng 14 phút. Sau đó để nguội một chút rồi uống hoặc có thể dùng để súc miệng. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi bạc hà còn ấm đặt lên trên chiếc răng đau trong khoảng 5 - 6 phút để xoa dịu cảm giác nhức nhói.
Dùng 1 thìa mật ong rồi đổ lên răng đau và ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Tiếp tục đánh lại răng như thường ngày bằng kem đánh răng. Trong mật ong có hàm lượng Hydrogen Peroxide. Chất này có khả năng ức chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh lan rộng sang răng khác và giúp hơi thở thơm tho.
Cắt lá nha đam, bên trong lá có dung dịch nhờn hay còn gọi là gel. Cho gel vào răng bị đau từ 10 đến 15 phút, sau đó súc miệng lại với nước ấm để xoa dịu cơn đau. Nha đam có chứa vitamin A, C, E và các khoáng chất như Canxi, Magie và Phospho, chống viêm hiệu quả và khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Công dụng của gừng tươi chắc hẳn mọi người cũng biết ít nhiều, bạn có thể xem thêm bài Chia sẻ hay cách trị hôi miệng bằng gừng tươi an toàn hiệu quả. Đầu tiên cạo sạch vỏ gừng và cho vào thố giã nhẹ đến khi dẹp vừa đủ, không giã nát. Đắp phần gừng đã giã lên răng đau và giữ khoảng 10 - 14 phút. Áp dụng phương pháp này trong vài ngày liên tục để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lá chanh đem rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước cùng 1 thìa muối. Đun lửa nhỏ trong vòng 10 đến 14 phút rồi tắt bếp và để nguội. Cho tinh dầu lá chanh vào chai nhỏ để dùng. Sau khi vệ sinh răng miệng, bạn dùng tăm bông nhúng vào nước lá chanh rồi nhẹ nhàng chấm lên chỗ răng bị sâu. Hoặc dùng bông gòn chấm ướt 1 mặt và cắn vào vùng răng đang đau
Kê thêm 1 đến 2 cái gối nằm dạng mềm để tránh tình trạng máu tụ tại chân răng gây đau nhức hơn. Không dùng gối cứng và kê cao quá vì sẽ ảnh hưởng đến cột sống. Việc kê cao gối lúc ngủ sẽ làm giảm bớt cơn đau và đi vào giấc ngủ dễ dàng. Thông thường điểm này trẻ nhỏ thường không biết, quý phụ huynh cần chú ý nhắc trẻ để bớt đau hơn.